1. Nguyên tắc
- Can thiệp sớm ngay sau khi phát hiện bệnh chậm phát triển trí tuệ.
- Can thiệp PHCN phối hợp với giáo dục mẫu giáo, tiểu học.
- Phối hợp can thiệp tại các trung tâm, trường mầm non và chương trình can thiệp tại nhà.
- Khám đánh giá về sự phát triển vận động thô - tinh, giao tiếp - ngôn ngữ, 18 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng / Tài liệu số 14
- Cá nhân, xã hội, trí tuệ thường quy 6 tháng/lần tại các khoa PHCN hoặc các trung tâm PHCN tại địa phương.
Mục tiêu
Kích thích sự phát triển về vận động thô.
Kích thích sự phát triển về vận động tinh của hai bàn tay.
Kích thích kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ.
Kích thích sự phát triển trí tuệ.
2. Các biện pháp can thiệp sớm
Vận động trị liệu
+ Xoa bóp cơ tay, chân, lưng.
+ Các kỹ thuật tạo thuận lẫy, ngồi, bước đứng đi.
- Hoạt động trị liệu:
+ Huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay: Cầm nắm bằng hai tay.
+ Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày: Ăn, uống, tắm rửa, vệ sinh.
Ngôn ngữ trị liệu
+ Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm: Giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, điệu bộ, ra dấu.
+ Huấn luyện kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ.
- Giáo dục mầm non
- Thuốc: Động kinh, Hormon giáp trạng, cerebrolysin, điều trị còi xương nếu có bệnh.
- Vận động trị liệu:
Bài tập 1: Xoa bóp cơ tay chân và thân mình.
+ Xoa bóp cơ tay: Trẻ nằm ngửa trên giường, ta ngồi hoặc đứng bên phía tay cần xoa. Tiến hành vuốt mơn trên da trẻ, chà xát lưng bàn tay, mu tay, nhào cơ, rung cơ cẳng tay, cánh tay.
+ Xoa bóp chân: Trẻ nằm ngửa trên giường, ta ngồi hoặc đứng phía dưới chân cần xoa. Tiến hành xoa vuốt mơn, chà xát lưng bàn chân - mu chân, bóp cơ, nhào cơ, rung cơ bắp chân, đùi.
+ Xoa bóp cơ lưng:Trẻ nằm sấp trên giường, ta ngồi hoặc đứng bên cạnh trẻ. Tiến hành xoa vuốt mơn, miết dọc 2 bên cột sống - cạnh xương chậu.
+ Kế xương sườn, bóp cơ, nhào cơ, rung cơ.
Bài tập 2. Tạo thuận nâng đầu bằng tay
+ Mục tiêu: Giúp trẻ nâng đầu cổ tốt hơn.
+ Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm sấp ở tư thế gập háng và gối.
Một tay ta cố định trên mông trẻ, tay kia dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn day mạnh dọc theo hai bên đốt sống từ cổ xuống thắt lưng.
+ Kết quả mong muốn: Trẻ nâng đầu và duỗi thẳng thân mình.
Bài tập 3. Tạo thuận lẫy
+ Mục tiêu: Giúp trẻ lật ngửa sang sấp.
+ Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm ngửa, chân phía dưới duỗi. Gập một chân trẻ và nhẹ nhàng đưa chéo qua người trẻ. Khi trẻ nằm nghiêng ta từ từ đẩy thân mình trẻ sang bên đó và đợi trẻ tự lật nghiêng người.
+ Kết quả mong muốn: Trẻ có thể phối hợp lật nghiêng người từ nằm ngửa sang sấp.
Bài tập 4. Thăng bằng ở tư thế ngồi trên sàn, hoặc trên ghế
+ Mục tiêu: Tăng khả năng điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng.
+ Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi trên sàn. Dùng hai tay cố định hai đùi trẻ. Đẩy nhẹ người trẻ sang bên, ra trước sau. Để trẻ tự điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng ngồi.
+ Kết quả mong muốn:Trẻ có thể điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng.
Bài tập 5. Tạo thăng bằng trên đùi ta
+ Mục tiêu: Tăng khả năng giữ thăng bằng thân mình ở tư thế bế
+ Kỹ thuật:Đặt trẻ quỳ trên đùi ta, chân dưới gập, chân trên duỗi thẳng. Dùng một tay cố định trên mông trẻ, tay kia giữ bàn chân trẻ. Đẩy nhẹ vào gót chân trẻ về phía trước và hỗ trợ nâng thân trẻ bằng đùi ta khi bế trẻ.
+ Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thẳng chân trên, thân mình thẳng.
Bài tập 6. Tạo thăng bằng khi ngồi xổm và ngồi đứng dậy.
+ Mục tiêu: Tăng khả năng duy trì thăng bằng ở tư thế ngồi xổm.
+ Kỹ thuật:Đặt trẻ ngồi xổm, ta quỳ phía sau trẻ, dùng hai tay cố định ở hai gối trẻ. Dồn trọng lượng của trẻ lên hai bàn chân. Để trẻ chơi ở tư thế ngồi xổm. Bảo trẻ đứng dậy với sự hỗ trợ của ta.
+ Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thăng bằng thân mình ở tư thế ngồi xổm trong vài phút...
Bài tập 7. Tạo thăng bằng đứng bám có trợ giúp bằng tay
+ Mục tiêu: Tăng khả năng thăng bằng ở tư thế đứng.
+ Kỹ thuật: Đặt trẻ đứng bám vào mép bàn, hoặc trước bàn với hai chân đế rộng hơn vai. Ta dùng hai tay cố định ở đùi hoặc háng trẻ. Đặt vài đồ chơi trên bàn.
+ Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế đứng trong lúc chơi: hai chân duỗi thẳng ở khớp gối, bàn chân đặt vuông góc xuống sàn.
Giáo dục trẻ và tư vấn cho gia đình
- Giáo dục mẫu giáo, phổ thông giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ tạo điều kiện cho trẻ chậm phát triển trí tuệ hội nhập xã hội ở mức cao nhất.
- Ban điều hành chương trình PHCN dựa vào cộng đồng (y tế, giáo dục, các ban ngành khác) và bố mẹ trẻ có trách nhiệm trong việc cho trẻ đi học mẫu giáo, phổ thông.
- Các hình thức giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ: Giáo dục hoà nhập, giáo dục đặc biệt, lớp học tình thương, học tại nhà.
- Bố mẹ có thể liên hệ với bác sỹ PHCN, kỹ thuật viên PHCN tại các Khoa PHCN của các bệnh viện trung ương - tỉnh, các trung tâm chỉnh hình và PHCN để có được các thông tin về PHCN cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ.
Hướng nghiệp:
- Các công việc người chậm phát triển trí tuệ có thể làm: nội trợ, chăn nuôi gia súc, trồng cây, nghề thủ công đơn giản...và thậm chí một số công việc có thu nhập tốt như vi tính, bán hàng, bán báo...
- Các tỉnh thường có các trung tâm hướng nghiệp cho người khuyết tật mà người chậm phát triển trí tuệ có thể tham gia. Gia đình có trách nhiệm liên hệ với các trung tâm này, để người chậm phát triển trí tuệ có thể học các việc phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.
Hỗ trợ về tâm lý:
- Trẻ em, người lớn bị chậm phát triển trí tuệ không được PHCN sớm có thể có những vấn đề về tâm lý cần được cán bộ tâm lý hỗ trợ.
- Gia đình cần giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ, chấp nhận và vượt qua mặc cảm của bệnh tật.
- Nhà trường cần giải thích cho các học sinh trong trường hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ chậm phát triển trí tuệ để có sự thông cảm và giúp đỡ.
ST: Sưu tầm